Ra mắt PFLAG Việt Nam (Cộng đồng cha mẹ bạn bè của người đồng tính)

PFLAG là tên viết tắt của "Parents, Families, and Friends of Lesbians and Gays" nghĩa là "Cha mẹ, người thân và bạn bè của người đồng tính." Trên thế giới, lịch sử hình thành của PFLAG bắt đầu từ những năm 1970. Ý tưởng về PFLAG xuất phát từ năm 1972, khi bà Jeanne Manford đang xem chương trình tin tức trên TV và nhìn thấy hình ảnh con trai của bà bị ném xuống cầu thang cuốn trong một cuộc biểu tình của người đồng tính, trong khi cảnh sát New York gần đó thì chỉ đứng nhìn.

Đến này PFLAG đã có hơn 500 tổ chức khác nhau trên toàn thế giới. Cộng đồng PFLAG tại Việt Nam được chính thức ra mắt vào ngày 11/4/2011. Ba đại sứ của PFLAG Việt Nam gồm có Ngài Đại sứ Thụy Điển Staffan Herrström, Hoa hậu Việt Nam 2008 Trần Thùy Dungnhà văn trẻ Ploy.

Sau đây là nguyên văn bài phát biểu của Ngài Đại sứ trong buổi ra mắt. Bản tiếng Việt do mình và một nhân viên ICS cùng dịch.



--

Kính chào Quý vị đại biểu và quý quan khách,

Cảm ơn các bạn đã mời tôi tham dự sự kiện quan trọng này. Tôi là Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam và tôi có mặt tại đây hôm nay để nói về tầm quan trọng của việc tăng cường bảo vệ các quyền của người LGBT, một công việc cần phải làm ở bất cứ nơi đâu. Trên toàn cầu, ở Việt Nam và còn ở cả chính đất nước của tôi.

Tuy nhiên, sự kiện ngày hôm nay không chỉ tập trung vào vấn đề quyền của người LGBT trong xã hội Việt Nam. Đặc biệt hơn, nó còn nêu bật những thách thức đến từ sự cô lập, những định kiến và kỳ thị đang còn tồn tại trong xã hội, xảy ra không chỉ với người LGBT mà với cả bạn bè và gia đình của họ.

Năm nay tôi 56 tuổi. Điều đó có nghĩa rằng tôi đã được chứng kiến trong gần nửa thế kỷ qua sự tiến triển của các vấn đề về quyền của người LGBT.

Trong một thời gian dài quyền của người LGBT gần như không được cộng đồng xã hội chú ý đến. Đằng sau đó sự kỳ thị vẫn tồn tại rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Dù ở dạng chính thức hay không chính thức. Công khai hay ẩn khuất.

Không có gì tự nhiên mà có được, và con đường dẫn đến một xã hội cởi mở hơn như ngày nay không hề ngắn. Cho đến năm 1944, đồng tính luyến ái vẫn bị xem là tội phạm ở Thụy Điển – tương tự tình trạng hiện giờ vẫn còn ở một số nước. Vào năm 1973, Nghị viện Thụy Điển tuyên bố rằng đồng tính luyến ái, nhìn từ góc độ xã hội, nên được xem là một mối quan hệ được hoàn toàn chấp nhận. Trước đó một năm, Thụy Điển đã là nước đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa việc thay đổi giới tính của những người chuyển giới.

Nhưng một số trở ngại pháp lý khác vẫn còn đó. Những thành kiến – chúng đã ngăn cản rất nhiều người và nhiều đôi lứa tận hưởng quyền được là chính mình và hiểu rằng tình yêu, mối quan hệ của mình phải được chấp nhận và tôn trọng.

Vậy điều gì đã tạo nên sự thay đổi? Bằng cách nào Thụy Điển đã phát triển thành một quốc gia cởi mở và thân thiện với người đồng tính hơn rất nhiều? Một phần to lớn chính là nhờ những người LGBT đã tự đứng lên tổ chức và vận động cho các quyền của cộng đồng mình.

Tôi đã chứng kiến quá trình đó diễn ra trong khoảng thời gian tôi làm việc trên chính trường Thụy Điển. Đặc biệt là việc dẫn đến sự ra đời một bộ luật – mà Thụy Điển là nước thứ ba trên thế giới – cho phép những người đồng tính nam và đồng tính nữ đăng ký kết hôn ở hình thức kết hợp dân sự, có hiệu lực từ năm 1995.

Vấn đề cho phép kết hôn đồng giới được những tổ chức xã hội dân sự và những tổ chức làm về quyền của người LGBT đề xuất đưa vào chương trình nghị sự, từ đó một số nhà lãnh đạo chủ chốt đã dần dần được thuyết phục và công khai đứng ra ủng hộ cho công cuộc vận động quyền. Cuối cùng sau một quá trình của nội bộ Nghị viện, một đạo luật mới đã được ban hành.

Bạn có thể nhận định rằng con đường dẫn đến những thay đổi khá chậm chạp và gập ghềnh. Nhưng chúng ta cũng có thể thấy rằng quá trình đổi thay của 15-20 năm trở lại đây là rất đáng chú ý. Thái độ của mọi người với vấn đề đồng tính luyến ái đã thay đổi nhanh chóng và rõ rệt. Chìa khóa đưa đến thành công nằm ở mối quan hệ tương tác chặt chẽ giữa một bên là những vận động của xã hội dân sự và một bên là các cải cách pháp lý. Tất cả các cá nhân trong mối tương tác đó – cả người LGBT và những người khác quanh họ – đều đóng vai trò quan trọng cho sự thay đổi.

Vì lẽ đó, trong suốt thập kỷ vừa qua chúng ta đã được chứng kiến thêm những cột mốc quan trọng khác. Các cặp đồng tính được cho phép nhận con nuôi vào năm 2003, và đến ngày 1 tháng 5 năm 2009, hôn nhân đồng giới được hợp pháp hóa hoàn toàn ở Thụy Điển. Đã có 2949 cặp đồng tính nữ và 2827 cặp đồng tính nam đăng ký kết hôn trong tổng số dân gần 9 triệu người, và nhóm nữ là nhóm có số người đăng ký tăng nhanh nhất.

Thế nhưng cuộc đấu tranh của những người LGBT ở Thụy Điển để được công nhận đầy đủ ở mọi khía cạnh khác vẫn còn đang tiếp diễn.

Một câu chuyện đáng suy ngẫm mà tôi muốn chia sẻ với các bạn là những tranh luận gần đây của giới truyền thông Thụy Điển và bóng đá thế giới, khi một cầu thủ bóng đá trẻ chuyên nghiệp ở Thụy Điển, Anton Hýsen, công bố với mọi người rằng anh là người đồng tính. Điều tuyệt vời nhất ở câu chuyện này, là anh ta đã không những có được sự ủng hộ từ xã hội, mà còn từ cả chính những đồng đội, bạn bè và gia mình của mình. Cha của anh, một huyền thoại bóng đá nổi tiếng đã thể hiện sự ủng hộ tuyệt đối dành cho con trai của mình và những hành động trên nên được coi như tấm gương cho tất cả người đồng tính trẻ và gia đình họ.

Vậy còn Việt Nam thì như thế nào? Và tôi có thể hy vọng điều gì có thể đạt được với những gì mà chúng ta đang bắt đầu ngay lúc này, ngay tại đây?

Chính phủ Việt Nam luôn mong muốn về một xã hội công bằng mà ở đó, tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, tuổi tác, khuyết tật, dân tộc hay xu hướng tính dục, đều có khả năng để tận hưởng đầy đủ những quyền công dân một cách công bằng. Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Tại Công ước này, Điều 25 nêu rõ rằng mọi người đều bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt nào. Và vì Việt Nam đã phê chuẩn Công ước, quyền này rõ ràng được dành cho tất cả các bạn.

Nhưng tham vọng có thể còn cao hơn và xa hơn thế nữa: Đó là một xã hội mà người LGBT sẽ không bao giờ cảm thấy bị áp lực hoặc tách biệt. Một xã hội nơi mà sự đa dạng được xem là điều bình thường. Một xã hội mà ở đó mọi người, bất kể xu hướng tính dục nào, đều được hưởng quyền được hạnh phúc từ gia đình, các mối quan hệ và tình yêu.

Vậy thì tại sao việc hỗ trợ những người LGBT tại Việt Nam lại quan trọng đối với Thụy Điển?

Đất nước Thụy Điển bảo vệ và ủng hộ quyền của người LGBT không chỉ ở tại quốc gia mình mà cả trên toàn thế giới. Quan điểm này thể hiện trong chính sách Phát triển Toàn cầu của chúng tôi rất rõ ràng. Quyền được làm chủ cơ thể, tính dục và sinh sản là quyền cơ bản của mọi cá nhân. Và chúng tôi có liên hệ chặt chẽ với những đối tác trong Liên minh Châu Âu. Sự tiến triển chỉ có thể đạt được khi chúng ta liên kết lại với nhau với cùng một mục tiêu.

Đại sứ quán Thụy Điển luôn ủng hộ dự án ICS, bởi vì chúng tôi tin rằng những người như các bạn có thể làm được rất nhiều điều cho đất nước Việt Nam thông qua những hoạt động như thế này. Với tư cách cá nhân, tôi đã bị ấn tượng mạnh bởi một bộ phim sản xuất tại Việt Nam bởi tổ chức CSAGA, ”Đường nào tới Biển?”. Đó là câu chuyện về những đôi bạn đồng tính nữ, tình yêu mà họ dành cho nhau và những thử thách mà họ phải đối mặt. Cũng giống như ở Thụy Điển, Việt Nam sẽ cần phải đấu tranh với những định kiến xã hội đối với người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới bằng những thay đổi xã hội trên nhiều mức độ khác nhau.

Một xã hội hiện đại chỉ chấp nhận sự công bằng tuyệt đối, chứ không phải bất kỳ điều gì khác. Hãy tiếp tục những công việc nặng nề của các bạn! Bởi vì những gì bỏ ra sẽ luôn được đền đáp xứng đáng!

--
Dear Participants,

Thank you for inviting me to take part of this important event. I am the Ambassador of Sweden and I am here today to talk about the importance of strengthening the rights of LGBT persons. It needs to be done everywhere. Globally, in Vietnam but also – still – in my own country.

However, this is an event that not only focuses on the rights of LGBT persons in the Vietnamese society. It also and especially highlights the challenges of social exclusion, prejudices and stigmatization that not only LGBT persons are subject to but many times also their friends and families.

I am 56 years old now. That means that I have seen the issue of LGBT-rights evolving for almost half a century.

For quite a long time it was almost a non-issue in the public domain. Behind that there was a huge amount of discrimination existing in real life. Formal and informal. Open and hidden.

Nothing comes for free and the road to today’s open society was quite a long one. Until 1944, homosexuality was criminalized in Sweden – as is still the case in several countries. In 1973, the Swedish Parliament announced that homosexuality, from a society’s point of view, should be a fully accepted cohabitation. The year before Sweden became the first country in the world to allow transsexuals to legally change their sex.

But several legal obstacles were still there. As was prejudice – preventing so many people and couples to enjoy the rights to their individuality and to see their love, their relations accepted and respected.

What made change happen? How did Sweden develop to a much more open and gay-friendly society? To a large extent by LGBT-people organising and claiming their rights.

I saw that happen during my own years in Swedish politics. Especially in the process leading to the law – the third in the world – allowing gay and lesbian people to register partnerships, effective from 1995.

The issue was put on the agenda by civil society and LGBT-organisations, some key decision makers were gradually convinced and became vocal in advocacy. Finally, through a process within Parliament itself a new law was adopted.

You could argue that the road to change until then had been rather slow and bumpy. Equally true, though, is that the process the last 15-20 years have been quite remarkable. Attitudes have changed rapidly and significantly. A close interaction between civil society advocacy and legal reforms have been key to success. Bold individuals – both LGBT-persons and others – have been instrumental.

Hence, during the last decade we have seen some crucial milestones added.
Same-sex couples allowed to apply for adoption in 2003, and as of May 1, 2009, same-sex marriages, are fully legal in Sweden. We have 2949 registered relations between women and 2827 registered relations between men out of a population of almost 9 million citizens. Women is the fastest growing group.

Nevertheless, the fight of LGBT persons to be fully accepted in all parts of the Swedish society continues.

An inspiring story that what like to share with you is the recent controversy caused in Swedish media and the soccer world when a young professional soccer player in Sweden, Anton Hysén, told the public that he was homosexual. The greatest part of this story, is the support he was given not only by the public but also by his colleagues, friends and families. His father, a prominent soccer legend showed his full support for his son and these acts should be regarded upon as model behaviour for all young gay people and their families.

So what about Vietnam? And what do I hope can be achieved with the process starting here and now?

The Government of Vietnam wants a modern equal society which can only be achieved if all persons, regardless of gender, age, disability, ethnicity or sexual orientation is able to fully enjoy their civil rights on equal terms. The commitment is there already through Vietnam signing the International Covenant on Civil and Political Rights. Where article 25 clearly states that all persons are equal without any discrimination. Since Vietnam has ratified this Covenant this right obviously is applicable to all of you.

But the ambition should be broader and higher: A society where LGBT-people never should feel oppressed or socially excluded. A society where diversity is seen as normal. A society where everyone, regardless of sexual orientation, could enjoy the rights to happiness in terms of family, relations and love.

Why is it important for Sweden to support LGBTs in Vietnam?

Sweden is a country safeguarding and promoting the rights of LGBTs both at home and in the world. Our policy for Global Development is clear on this. The right to decide over your own body, sexuality and reproduction is fundamental for all individuals. And we have a strong joint agenda together with our partners within the European Union. Progress can only be achieved when we stand united with like-minded.  

The Embassy supports the ICS project, because we believe that so much can be achieved in this country by people like you through activities like these. I was on a personal level very much inspired by a film produced here in Vietnam by the NGO CSAGA, “Which Way to the Sea?”. It is about lesbian couples, their love for each other and the challenges they have been facing. Just like in Sweden, Vietnam will need to fight social prejudices against gays, lesbians, bisexual and transsexual people by societal changes on different levels.

Nothing except total equality is acceptable in a modern society.  Continue with your hard work! It is always worth it!

Comments

Post a Comment

Ai cũng có thể comment, dùng tài khoản Wordpress, Typepad, AIM... hay thậm chí chỉ cần để lại Name/URL của bạn. Nếu không thì comment ẩn danh (Anonymous) cũng được chào đón! ツ

Để nhận được thư báo khi có comment phản hồi, hãy nhấn Subscribe by email ở dưới khung comment. Để dừng việc hồi báo này, nhấn Unsubscribe ở cùng vị trí.