Chúng ta thường nghe đến từ "đấu tranh": đấu tranh vì quyền lợi của người đồng tính, đấu tranh chống lại sự kì thị, vân vân. Vậy "đấu tranh" chính xác nghĩa là gì, đấu tranh vì cái gì, đấu tranh cho ai?
Theo tôi, có hai loại đấu tranh, đấu tranh với bản thân và đấu tranh với xã hội. Nếu đấu tranh với bản thân là việc xoay đi trở lại với câu hỏi "tôi là ai"; thì đấu tranh với xã hội là quá trình chứng minh với mọi người "tôi là tôi". Với bản thân, ta trăn trở với việc "đồng tính là gì", "mình có đồng tính hay không"... Khi đã đi đến việc "chấp nhận bản thân", ta bắt đầu muốn không chỉ bản thân, mà xã hội cũng phải chấp nhận sự thật đó.
--
Với tôi, những ngày tháng đầu tiên, tôi lao vào tìm hiểu rất nhiều thông tin, tin tức về LGBT, ngẫm lại những trải nghiệm của bản thân, đặt ra những hoài nghi, và cuối cùng là những kết luận, suy đoán rất mơ hồ và tạm thời. Đâu đó đã từng viết, "phải đến 30 tuổi mới có thể khẳng định được". Thời gian trôi qua, những vấn đề như "thích nhìn, thích nghĩ" đến bạn cùng giới đã có sự chuyển biến lên những mức cao hơn. Những kết luận ngày trước không còn làm tôi bình tâm được nữa. Tôi lại lao vào đọc, đọc, tìm hiểu. Đến một mức độ thì rút ra kết luận: mình đồng tính.
Khi đã có một sự chấp nhận bản thân, lại càng muốn biết nhiều hơn (đôi khi vượt quá cả những vấn đề thông thường). Vừa đọc, tôi vừa viết. Viết gì? Viết lại những thông tin đó, đã được lọc qua bằng trải nghiệm và cảm nhận của bản thân. Đó là một quyển sách nhỏ, hay đúng hơn là một đề cương sách. Càng đọc, càng viết, thấy mình càng hiểu mình hơn.
Nhưng quyển sách vẫn còn dang dở và sơ khai đến tận ngày nay.
--
Đó là sự thay đổi khi tìm cách chứng minh cho câu nói "tôi là tôi". Tôi đã nghĩ rằng, nếu muốn mọi người xem mình bình thường, cách đơn giản và hiệu quả nhất, là cứ sống bình thường. Cứ sống giữa lòng xã hội này, không cố gắng tách biệt, nghĩa là mình đang "tồn tại", đang "được công nhận". Vì nếu thực ra, tách vấn đề đồng tính ra, người đồng tính cũng đâu khác gì so với "số đông" mọi người. Cứ sống và sống. Nói vậy không có nghĩa tôi cố gắng phủ nhận, quên đi việc mình đồng tính. Tôi vẫn yêu, và được yêu, rất tự nhiên.
Tôi come-out. Bằng sự tế nhị nhất có thể, những bạn bè đều không cảm thấy quá bất ngờ trước việc này. Quá trình coming-out diễn ra bằng cách cố ý tạo những tình huống, tình tiết gây "hoài nghi" cho chúng bạn. Đến một lúc, thậm chí tôi không cần phải nói ra "mình là gay", tất cả thông qua hành động.
Và mọi người chấp nhận điều đó. Tôi nghĩ mình đã thành công, đã "đấu tranh với xã hội" thành công.
Tôi dừng tìm hiểu những vấn đề về GLBT, dừng tham gia những cộng đồng GLBT, dừng kết bạn GLBT. Với những bạn bè ngoài đời là gay hay les, tôi cũng không cố gắng gần gũi như ngày trước nữa. Sách vở nào đó nói rằng, đôi khi suy nghĩ nhiều làm con người ta lạc lối. Tôi thấy cũng có phần nào đó đúng, đọc nhiều quá, nghiên cứu sâu quá, chỉ khiến mình cảm thấy xa lạ hơn với bản thân mình mà thôi.
Không còn quá quan tâm những vấn đề GLBT nữa, điều đó dần dần làm tôi cảm thấy thoải mái, có cảm giác tôi đang sống rất tự nhiên. Những người biết "bí mật" của tôi, chưa có ai ghê sợ hay xa lánh (trừ những người trước sau vẫn đã "xa lánh" sẵn). Lấy bản thân mình để thay đổi nhận thức của bạn bè về gay, tôi nghĩ dù ít ỏi, nhưng nó hiệu quả. Nếu một người nào đó có khi nói ra những ý nghĩ ác cảm đối với người đồng tính với bạn của tôi, ít ra người bạn này cũng có thể nghĩ tới tôi và nói "không phải vậy đâu, tao có thằng bạn...". Có lẽ chưa bao giờ lời khẳng định "tôi là tôi" lại rõ ràng và tự nhiên hơn thế.
--
Đôi lần bắt gặp những bài báo phản ánh có phần thiếu chính xác, phiến diện và ác cảm về người đồng tính, tôi có thoáng cảm thấy chạnh lòng. Người thân, bạn bè hiểu tôi, nhưng chung quy, cả xã hội thì chưa chịu hiểu.
Nhưng rồi cũng mặc kệ. Có lẽ với tôi, cái ý nghĩa của hai từ "đấu tranh" nó hơi nhỏ hẹp và vị kỷ. Những ước mơ ngày trước về cái ngày tôi có thể đứng trước đám đông, thuyết trình cho mọi người về một đề tài nào đó; hay viết một cuốn sách làm thành "hiện tượng"; những ước mơ đó, đã được xếp lại.
Tôi chỉ còn ước muốn rằng, người đồng tính nào cũng sống tốt, sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người thì hẳn xã hội muốn lên tiếng phê phán cũng không được. Nhưng làm sao có thể cất lên một lời kêu gọi như vậy cho được?
Nhiều câu hỏi vẫn đặt ra. Và lại được quên lãng, bởi cuộc sống còn nhiều thứ hơn là thế. Cũng là một điều đáng tiếc.
--
Có thể mỗi người có một kiểu "đấu tranh", với tôi đơn giản đó là "sống tốt". Có thể nó đúng, có thể nó sai, nhưng nó thích hợp với tôi trong điều kiện như hiện nay, trong cái xã hội này.
Có xem phim Milk, phần nào tái hiện lại quá trình đấu tranh thực sự gay cấn và dữ dội của người đồng tính Hoa Kì, tôi nghĩ có lẽ không có bất kì một cá nhân có thể ghi dấu vào lịch sử đấu tranh của người đồng tính Việt Nam như thế được, quá khó khăn. Đấu tranh ở Việt Nam chắc là phải theo một cách rất khác, rất riêng.
Tôi chỉ muốn rằng ít ra thì cũng phải xóa đi những quan điểm sai, những cách nhìn đầy kì thị đối với người đồng tính. Nếu người đồng tính Canada, Anh Quốc... có thể sống một đời sống hạnh phúc, tự hào bởi quá trình đấu tranh thành công của họ; tôi mong người đồng tính Việt Nam có thể sống không sợ hãi, sống bình thản bởi quá trình loại bỏ sự kì thị này. Gần đây mới biết được rằng có một nhóm tên CIS thuộc iSEE chuyên làm công việc cung cấp thông tin, giám sát và phản hồi tức thời những thông tin sai lệch về người đồng tính. Chẳng hạn gần đây có một bài báo với tựa "41% người dân kì thị đồng tính" thì đã bị nhóm phản hồi lại ngay thông tin này sai, mà là theo một nghiên cứu trên hơn 500 bài báo có đề cập đến vấn đề đồng tính, thì 41% là thiên về hướng kì thị. Tôi thấy mục đích hoạt động như vậy là tốt và hiệu quả.
--
Đó là quan điểm, suy nghĩ, mong muốn và ước nguyện về "đấu tranh" của tôi. Mong nhận được quan điểm của mọi người.
----
*Có nhiều kiểu kỳ thị, có 1 cách phân loại là: 1) INVERT discrimination/homophobia (hướng vào bên trong, tức là ko nói ra, ko đụng chạm nhưng bên trong thì vẫn có những suy nghĩ, quan điểm thành kiến với LGBTQ). Và OVERT discrimination/homophobia (hướng ra bên ngoài, tức là có khuynh hướng dùng bạo lực tinh thần, thể xác đối với đối tượng).
Theo kinh nghiệm cá nhân thì ở VN kiểu thứ nhất phổ biến hơn. Và theo t thì đây cũng là dạng thái độ khó nhận biết, và khó tác động truyền thông cho họ. Vì họ thường im lặng, ít chịu trao đổi thằng thắn.
Đấu tranh có nhiều hình thức. Đấu tranh cho cá nhân và đấu tranh xã hội. Một người LGBTQ coming out ra, chấp nhận và yêu thương bản thân mình cũng là sự đấu tranh đáng ghi nhận.
*Những gay movements trên thế giới từ trước giờ t chưa thấy đặt mục đích là gây đổ máu và lệ, hay xúc phạm đến lựa chọn, lối sống của từng người.
Để sống vui vẻ và hạnh phúc mà ko động tay động chân gì? Tự bản thân ai cũng biết nhận chân ra điều này điều nọ? Còn rất nhiều điều bí ẩn, dở dang để loài người chạm tới hoặc/và tạo ra.
Ko riêng gì những người LGBTQ mà con người ai cũng mang cổ nhiều tròng. Tròng cá nhân-thân phận cá nhân, và tròng XH-dòng chảy 1 thế hệ/ 1 thời đại.
Theo tôi, có hai loại đấu tranh, đấu tranh với bản thân và đấu tranh với xã hội. Nếu đấu tranh với bản thân là việc xoay đi trở lại với câu hỏi "tôi là ai"; thì đấu tranh với xã hội là quá trình chứng minh với mọi người "tôi là tôi". Với bản thân, ta trăn trở với việc "đồng tính là gì", "mình có đồng tính hay không"... Khi đã đi đến việc "chấp nhận bản thân", ta bắt đầu muốn không chỉ bản thân, mà xã hội cũng phải chấp nhận sự thật đó.
--
Với tôi, những ngày tháng đầu tiên, tôi lao vào tìm hiểu rất nhiều thông tin, tin tức về LGBT, ngẫm lại những trải nghiệm của bản thân, đặt ra những hoài nghi, và cuối cùng là những kết luận, suy đoán rất mơ hồ và tạm thời. Đâu đó đã từng viết, "phải đến 30 tuổi mới có thể khẳng định được". Thời gian trôi qua, những vấn đề như "thích nhìn, thích nghĩ" đến bạn cùng giới đã có sự chuyển biến lên những mức cao hơn. Những kết luận ngày trước không còn làm tôi bình tâm được nữa. Tôi lại lao vào đọc, đọc, tìm hiểu. Đến một mức độ thì rút ra kết luận: mình đồng tính.
Khi đã có một sự chấp nhận bản thân, lại càng muốn biết nhiều hơn (đôi khi vượt quá cả những vấn đề thông thường). Vừa đọc, tôi vừa viết. Viết gì? Viết lại những thông tin đó, đã được lọc qua bằng trải nghiệm và cảm nhận của bản thân. Đó là một quyển sách nhỏ, hay đúng hơn là một đề cương sách. Càng đọc, càng viết, thấy mình càng hiểu mình hơn.
Nhưng quyển sách vẫn còn dang dở và sơ khai đến tận ngày nay.
--
Đó là sự thay đổi khi tìm cách chứng minh cho câu nói "tôi là tôi". Tôi đã nghĩ rằng, nếu muốn mọi người xem mình bình thường, cách đơn giản và hiệu quả nhất, là cứ sống bình thường. Cứ sống giữa lòng xã hội này, không cố gắng tách biệt, nghĩa là mình đang "tồn tại", đang "được công nhận". Vì nếu thực ra, tách vấn đề đồng tính ra, người đồng tính cũng đâu khác gì so với "số đông" mọi người. Cứ sống và sống. Nói vậy không có nghĩa tôi cố gắng phủ nhận, quên đi việc mình đồng tính. Tôi vẫn yêu, và được yêu, rất tự nhiên.
Tôi come-out. Bằng sự tế nhị nhất có thể, những bạn bè đều không cảm thấy quá bất ngờ trước việc này. Quá trình coming-out diễn ra bằng cách cố ý tạo những tình huống, tình tiết gây "hoài nghi" cho chúng bạn. Đến một lúc, thậm chí tôi không cần phải nói ra "mình là gay", tất cả thông qua hành động.
Và mọi người chấp nhận điều đó. Tôi nghĩ mình đã thành công, đã "đấu tranh với xã hội" thành công.
Tôi dừng tìm hiểu những vấn đề về GLBT, dừng tham gia những cộng đồng GLBT, dừng kết bạn GLBT. Với những bạn bè ngoài đời là gay hay les, tôi cũng không cố gắng gần gũi như ngày trước nữa. Sách vở nào đó nói rằng, đôi khi suy nghĩ nhiều làm con người ta lạc lối. Tôi thấy cũng có phần nào đó đúng, đọc nhiều quá, nghiên cứu sâu quá, chỉ khiến mình cảm thấy xa lạ hơn với bản thân mình mà thôi.
Không còn quá quan tâm những vấn đề GLBT nữa, điều đó dần dần làm tôi cảm thấy thoải mái, có cảm giác tôi đang sống rất tự nhiên. Những người biết "bí mật" của tôi, chưa có ai ghê sợ hay xa lánh (trừ những người trước sau vẫn đã "xa lánh" sẵn). Lấy bản thân mình để thay đổi nhận thức của bạn bè về gay, tôi nghĩ dù ít ỏi, nhưng nó hiệu quả. Nếu một người nào đó có khi nói ra những ý nghĩ ác cảm đối với người đồng tính với bạn của tôi, ít ra người bạn này cũng có thể nghĩ tới tôi và nói "không phải vậy đâu, tao có thằng bạn...". Có lẽ chưa bao giờ lời khẳng định "tôi là tôi" lại rõ ràng và tự nhiên hơn thế.
--
Đôi lần bắt gặp những bài báo phản ánh có phần thiếu chính xác, phiến diện và ác cảm về người đồng tính, tôi có thoáng cảm thấy chạnh lòng. Người thân, bạn bè hiểu tôi, nhưng chung quy, cả xã hội thì chưa chịu hiểu.
Nhưng rồi cũng mặc kệ. Có lẽ với tôi, cái ý nghĩa của hai từ "đấu tranh" nó hơi nhỏ hẹp và vị kỷ. Những ước mơ ngày trước về cái ngày tôi có thể đứng trước đám đông, thuyết trình cho mọi người về một đề tài nào đó; hay viết một cuốn sách làm thành "hiện tượng"; những ước mơ đó, đã được xếp lại.
Tôi chỉ còn ước muốn rằng, người đồng tính nào cũng sống tốt, sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người thì hẳn xã hội muốn lên tiếng phê phán cũng không được. Nhưng làm sao có thể cất lên một lời kêu gọi như vậy cho được?
Nhiều câu hỏi vẫn đặt ra. Và lại được quên lãng, bởi cuộc sống còn nhiều thứ hơn là thế. Cũng là một điều đáng tiếc.
--
Có thể mỗi người có một kiểu "đấu tranh", với tôi đơn giản đó là "sống tốt". Có thể nó đúng, có thể nó sai, nhưng nó thích hợp với tôi trong điều kiện như hiện nay, trong cái xã hội này.
Có xem phim Milk, phần nào tái hiện lại quá trình đấu tranh thực sự gay cấn và dữ dội của người đồng tính Hoa Kì, tôi nghĩ có lẽ không có bất kì một cá nhân có thể ghi dấu vào lịch sử đấu tranh của người đồng tính Việt Nam như thế được, quá khó khăn. Đấu tranh ở Việt Nam chắc là phải theo một cách rất khác, rất riêng.
Tôi chỉ muốn rằng ít ra thì cũng phải xóa đi những quan điểm sai, những cách nhìn đầy kì thị đối với người đồng tính. Nếu người đồng tính Canada, Anh Quốc... có thể sống một đời sống hạnh phúc, tự hào bởi quá trình đấu tranh thành công của họ; tôi mong người đồng tính Việt Nam có thể sống không sợ hãi, sống bình thản bởi quá trình loại bỏ sự kì thị này. Gần đây mới biết được rằng có một nhóm tên CIS thuộc iSEE chuyên làm công việc cung cấp thông tin, giám sát và phản hồi tức thời những thông tin sai lệch về người đồng tính. Chẳng hạn gần đây có một bài báo với tựa "41% người dân kì thị đồng tính" thì đã bị nhóm phản hồi lại ngay thông tin này sai, mà là theo một nghiên cứu trên hơn 500 bài báo có đề cập đến vấn đề đồng tính, thì 41% là thiên về hướng kì thị. Tôi thấy mục đích hoạt động như vậy là tốt và hiệu quả.
--
Đó là quan điểm, suy nghĩ, mong muốn và ước nguyện về "đấu tranh" của tôi. Mong nhận được quan điểm của mọi người.
----
Update: Một số comments phản hồi
*Có nhiều kiểu kỳ thị, có 1 cách phân loại là: 1) INVERT discrimination/homophobia (hướng vào bên trong, tức là ko nói ra, ko đụng chạm nhưng bên trong thì vẫn có những suy nghĩ, quan điểm thành kiến với LGBTQ). Và OVERT discrimination/homophobia (hướng ra bên ngoài, tức là có khuynh hướng dùng bạo lực tinh thần, thể xác đối với đối tượng).
Theo kinh nghiệm cá nhân thì ở VN kiểu thứ nhất phổ biến hơn. Và theo t thì đây cũng là dạng thái độ khó nhận biết, và khó tác động truyền thông cho họ. Vì họ thường im lặng, ít chịu trao đổi thằng thắn.
Đấu tranh có nhiều hình thức. Đấu tranh cho cá nhân và đấu tranh xã hội. Một người LGBTQ coming out ra, chấp nhận và yêu thương bản thân mình cũng là sự đấu tranh đáng ghi nhận.
*Những gay movements trên thế giới từ trước giờ t chưa thấy đặt mục đích là gây đổ máu và lệ, hay xúc phạm đến lựa chọn, lối sống của từng người.
Để sống vui vẻ và hạnh phúc mà ko động tay động chân gì? Tự bản thân ai cũng biết nhận chân ra điều này điều nọ? Còn rất nhiều điều bí ẩn, dở dang để loài người chạm tới hoặc/và tạo ra.
Ko riêng gì những người LGBTQ mà con người ai cũng mang cổ nhiều tròng. Tròng cá nhân-thân phận cá nhân, và tròng XH-dòng chảy 1 thế hệ/ 1 thời đại.
(LoanV)
Tôi sống đơn giản lắm, ai kỳ thị tôi, tôi kỳ thị lại. Chẳng có gì phải đấu tranh.
Bạn kỳ thị tôi vì tôi là gay, tôi kỳ thị bạn vì bạn bất tài.
Bạn kỳ thị tôi vì tôi là gay, tôi kỳ thị bạn vì bạn lạc hậu
Bạn kỳ thị tôi vì tôi là gay, tôi kỳ thị bạn vì bạn ngu dốt
Bạn kỳ thị tôi vì tôi là gay, tôi kỳ thị bạn vì bạn vô đạo đức
Bạn kỳ thị tôi vì tôi là gay, tôi kỳ thị bạn vì bạn thiếu văn hóa.
v.v.v và v.v.v
Bạn kỳ thị tôi vì tôi là gay, tôi kỳ thị bạn vì bạn bất tài.
Bạn kỳ thị tôi vì tôi là gay, tôi kỳ thị bạn vì bạn lạc hậu
Bạn kỳ thị tôi vì tôi là gay, tôi kỳ thị bạn vì bạn ngu dốt
Bạn kỳ thị tôi vì tôi là gay, tôi kỳ thị bạn vì bạn vô đạo đức
Bạn kỳ thị tôi vì tôi là gay, tôi kỳ thị bạn vì bạn thiếu văn hóa.
v.v.v và v.v.v
(KemB)
Update sau hơn 3 năm (5/2012)
Thời gian 3 năm không dài, nhưng đủ để làm thay đổi nhiều thứ. Như một cơ duyên, hiện tôi đang làm việc cho một tổ chức hoạt động vì quyền của người GLBT. Đây là điều tôi chưa bao giờ nghĩ tới, rằng một ngày mình trở thành một trong những gay activist đầu tiên của Việt Nam.
Đọc lại bài viết của mình, tôi vẫn thấy rất dễ thương, đó là thời gian khi mình vừa tìm được câu trả lời cho bản thân. Nhưng bây giờ công việc của tôi là tìm câu trả lời cho những người khác. Tôi đã được đứng trước hàng trăm người để nói về GLBT, những chia sẻ của tôi được đọc và chia sẻ nhiều nơi. Và mỗi khi nghe rằng việc mình làm có ý nghĩa với một ai đó, niềm hạnh phúc và tự hào không ngừng reo lên trong tôi.
Tôi biết rằng khi tay trái tôi được một người dìu dắt, thì tay phải tôi cần nâng đỡ một người khác, đó là lẽ phải đạo trong cuộc đời. Tôi tự nghĩ, dù công việc của mình là gì, tôi cũng sẽ luôn dành chút thời gian và công sức của mình để chia sẻ những gì mình biết, vì một cộng đồng GLBT tự tin hơn, vì một xã hội cởi mở hơn. (6SCV)
Comments
Post a Comment
Ai cũng có thể comment, dùng tài khoản Wordpress, Typepad, AIM... hay thậm chí chỉ cần để lại Name/URL của bạn. Nếu không thì comment ẩn danh (Anonymous) cũng được chào đón! ツ
Để nhận được thư báo khi có comment phản hồi, hãy nhấn Subscribe by email ở dưới khung comment. Để dừng việc hồi báo này, nhấn Unsubscribe ở cùng vị trí.